Một điểm khá đặc biệt của quá trình niềng răng là sau khi đã tháo mắc cài bác sĩ vẫn chỉ định cho bệnh nhân niềng răng phải đeo hàm duy trì sau khi niềng răng. Điều này khiến rất nhiều bệnh nhân phân vân, thắc mắc không biết hàm duy trì này là gì và tại sao phải đeo hàm duy trì sau khi niềng răng. Bên cạnh đó bạn có biết phương pháp cấy ghép răng implant ở đâu tốt không?

Hàm duy trì sau khi niềng răng là gì?
Hàm duy trì là dụng cụ được sử dụng sau khi chỉnh nha hoàn tất. Hiện nay, có 3 loại thiết kế hàm duy trì như sau:

– Hàm được cố định ở mặt trong răng (mặt lưỡi): dây cung đàn hồi được dán cố định ở mặt trong các răng trước.

– Hawley/spring aligner retainer: Những khí cụ này gồm dây cung và nền nhựa giúp cố định răng đúng vị trí.

Hàm duy trì sau khi niềng răng là gì?
Hawley/spring aligner retainer

– Transparent plastic overlay retainer: Retainer được làm từ một miếng nhựa cứng lấy khuôn từ dấu các răng, vì vậy nó rất khít sát và bao phủ răng. Loại này thường được các nha sĩ sử dụng cho bệnh nhân.

***Thông tin bên lề: niềng răng không mắc cài clear aligner có tốt không?

Vì sao cần phải đeo hàm duy trì sau khi niềng răng
Trong niềng răng mắc cài, sau khi hệ thống mắc cài đã ổn định, kéo và di chuyển được các răng mọc chênh lệch, mọc không đúng vị trí về đúng vị trí như mong muốn thì khí cụ mắc cài sẽ được tháo ra. Sau đó bệnh nhân sẽ phải đeo khí cụ duy trì một thời gian nhất định sau đó. Lý do phải đeo hàm duy trì là để hạn chế việc răng quay về vị trí cũ và duy trì kết quả chỉnh nha.

Vị trí các răng của chúng ta luôn thay đổi vì sự tác dụng các cơ xung quanh và sự thay đổi của xương. Nhiệm vụ của khí cụ duy trì là cố định và ổn định những các răng mới về vị trí mới. Cố định các răng thật chắc cho tới khi xương và nướu răng phát triển và thích nghi được với sự thay đổi của hàm răng.

Nếu không có khí cụ duy trì sau khi tháo mắc cài, răng của bạn vẫn chưa thật sự ổn định, chắc chắn với vị trí mới, xương và nướu chưa kịp làm quen với sự thay đổi và dần dần sẽ nhanh chóng dịch chuyển về vị trí cũ vốn có từ trước, phá vỡ đi sự đồng đều đạt được trong quá trình đeo niềng răng.

Cách vệ sinh và chăm sóc răng khi đeo hàm duy trì
Khi đeo hàm duy trì bạn cần lưu ý đến việc vệ sinh, chăm sóc. Tháo hàm mỗi khi ăn uống, đánh răng hoặc nếu cần thiết. Tuy nhiên, không nên tháo hàm lâu hơn 12 tiếng đồng hồ trong 6 tháng đầu tiên sau khi tháo niềng. Hàm duy trì nên được làm sạch thường xuyên với bàn chải đánh răng và dung dịch xà phòng hay kem đánh răng. Thường xuyên tới phòng nha để kiểm tra lại tình trạng của hàm duy trì cũng như phát hiện sớm các vấn đề răng miệng khác.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH
 
Top