Khi phát hiện chảy máu nướu cũng là lúc bạn biết rằng mình đang mắc một số bệnh lý răng miệng, sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề. Vậy, do đâu mà xuất hiện hiện tượng này? Khi bị chảy máu nướu răng có nguy hiểm không? Bài chia sẻ dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này. Cùng tham khảo nhé!

Một số nguyên nhân gây chảy máu nướu

Rất nhiều người trong số chúng ta gặp phải tình trạng chảy máu nướu răng vào buổi sáng sớm hoặc thậm chí với mật độ dày hơn trong ngày nhưng không hiểu nguyên nhân do đâu. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này kể cả các yếu tố chủ quan và khách quan. Khi bị chảy máu nướu răng, nướu từ màu đỏ hồng sẽ trở nên sậm lại hoặc nhạt đi, căng tức hoặc sưng phồng và chảy máu. Chảy máu nướu răng thường đi kèm với một số dấu hiệu khác như hôi miệng, đau nhức nướu, lung lay răng,.. là đã báo hiệu sự nguy hiểm đang chực chờ tấn công bạn, đừng nên xem thường.


Điểm danh một số nguyên nhân chính gây chảy máu nướu:

Chăm sóc vệ sinh răng miệng kém: đây là nguyên nhân hàng đầu khiến các mảng bám vi khuẩn tích tụ quanh cổ răng, khi phân hủy tạo thành chất độc ăn mòn nướu. Nếu đánh răng không thường xuyên hoặc đánh răng không đúng cách, không súc miệng sau khi ăn hoặc lạm dụng thực phẩm ngọt cũng có thể khiến nướu tổn tương và chảy máu.

Gặp phải một số bệnh lý nha chu: chảy máu nướu răng cũng là một trong những hệ quả của bệnh viêm nhiễm nướu hay viêm chân răng. Bên cạnh đó, cao răng quá nhiều cũng khiến nướu bị tổn thương dẫn đến chảy máu.

Gặp phải một số bệnh lý toàn thân: thoạt nghe có vẻ không liên quan nhưng sự thật chảy máu nướu răng cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu, một dạng ung thư tủy xương, suy dinh dưỡng hoặc thiếu vitamin quan trọng như C, K, E…

Phương pháp điều trị khi bị chảy máu nướu răng

Điều trị tại nhà: Nếu tình trạng chảy máu nướu răng kéo dài lâu và cấp độ ngày càng tăng thì tốt hơn hết là thăm khám bác sĩ.
Điều trị tại nhà

– Khám răng miệng định kỳ (6 tháng/lần) để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng.
– Súc miệng thêm nước muối sinh lý hoặc các nước súc miệng trị viêm nướu.
– Bổ sung thêm Vitamin C (bưởi, cam, rau xanh,…) để nướu được khỏe mạnh hơn.
– Chải răng ngay sau bữa ăn (trong khoảng 1 tiếng sau) với bàn chải có phần lông thật mềm.


– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng thay vì dùng tăm xỉa răng.

Điều trị tại phòng nha: Thăm khám nha khoa là cách giải quyết ổn thỏa nhất vì chỉ có các bác sĩ chuyên môn với đủ kiến thức và kinh nghiệm giúp bạn tìm ra nguyên nhân chảy máu nướu răng. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp và hướng dẫn bạn cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng và đặc biệt là nướu.

Bạn không nên xem thường hiện tượng chảy máu nướu răng vì dù ít hay nhiều đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý nha chu nguy hiểm. Để có được phương án điều trị khoa học và phù hợp, hãy tìm đến trung tâm nha khoa Đăng Lưu và thực hiện thăm khám với bác sĩ chuyên môn của chúng tôi.

Nếu còn thắc mắc nào khác về răng hàm mặt, bạn có thể đến trực tiếp tại Bệnh viện răng hàm mặt để được thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp: bao nhiêu tuổi mới có thể niềng răng, cấy ghép implant có an toàn không, chỉnh hình hàm hô tốn bao nhiêu tiền, dán sứ veneer 3d là gì, niềng răng mặt lưỡi có đẹp không, tẩy trắng răng có nguy hiểm không, tẩy trắng răng kiêng ăn gì, các loại mắc cài hiện nay, invisalign giá bao nhiêu, tẩy trắng răng giá bao nhiêu, những lợi ích có được khi cấy ghép implant,...Bạn sẽ có một số kiến thức nha khoa hữu ích cũng như một sự trải nghiệm tuyệt vời!

Bài viết được trích nguồn tại: http://benhvienranghammatsg.com.vn
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 1256 - 1258 Võ Văn Kiệt, P. 1O, Q. 5, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84 8) 3803 0578 - (+84 8) 6297 7148
Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn
Giờ làm việc: 08h - 20h (Từ Thứ 2 đến Chủ Nhật)
TG: MT
 
Top