Được cho là một trong những bộ phận “thất nghiệp” trên cơ thể con người, răng khôn dường như không đóng vai trò gì đối với ăn nhai, thậm chí khi mọc nó còn gây ra những rắc rối và đau nhức nghiêm trọng. Vậy có nên nhổ răng khôn không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây!

Răng khôn là răng nào?

Răng khôn là răng hàm (răng cối) lớn thứ 3, là răng mọc cuối cùng của mỗi bên hàm trên và hàm dưới, còn gọi là răng số 8. Một người mọc răng đầy đủ sẽ có 32 cái răng, mỗi hàm có 14 cái răng cộng với răng khôn mỗi bên hàm.


Tuy nhiên, có trường hợp mọc đủ răng khôn mỗi bên hàm, có trường hợp mọc không đủ, hoặc không mọc răng khôn, có trường hợp mọc sớm, có trường hợp mọc răng khôn muộn hơn.

So với những cái răng khác thì răng khôn mọc sau cùng ở lứa tuổi đã trưởng thành, khi những các răng khác đã mọc ổn định nên đa số răng khôn đều mọc lệch vì xương hàm chỉ đủ chỗ cho 28 cái răng,  răng khôn không đủ chỗ để mọc lên theo hướng bình thường và tự tìm cho mình một con đường khác để mọc, vì vậy nó thường hay mọc lệch, mọc ngầm như mọc ngược về phía sau xương hàm hoặc đâm ngang về phía răng số 7 ở bên cạnh làm dễ bị sâu răng thậm chí gây biến chứng nhiễm trùng do khó vệ sinh răng miệng cho vùng răng trong.

Tác hại của vị trí và thời điểm mọc của răng khôn

– Về thời điểm mọc: Răng khôn mọc khi chúng ta ở độ tuổi từ 17 – 25, là độ tuổi trường thành. Khi đó, xương hàm và nướu đã cứng chắc nên khi bị răng tách ra để trồi lên sẽ rất đau nhức.

– Về vị trí mọc: Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng, lúc này đã không còn nhiều chỗ trống để răng có thể dễ dàng trồi thẳng lên một cách thuận lợi như các răng khác nên mọc răng khôn đau và rất lâu. Hơn nữa, do không thể mọc thẳng ngay ngắn nên nó buộc phải “tìm đường” khác để mọc đó là đâm sang răng hàm số 7, đâm ngược vào xương hàm hoặc ngầm trong xương, dưới nướu.


– Như vậy, các tác hại mà răng khôn có thể mang đến bao gồm:

+ Đầu tiên dễ nhận thấy của răng khôn là gây đau đớn kéo dài khi mọc, cơn đau có thể rất dư dội.

+ Gây ra lợi trùm làm nhét giắt thức ăn sinh sâu răng viêm nướu.

+ Làm lung lay răng hàm số 7 khiến răng này yếu đi và dễ bị sâu răng.

+ Làm gãy xương hàm, tiêu hủy xương ổ.
 
Top