Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng khiến nhiều người phải e sợ bởi nó tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường. Vì vậy, cần phải xác định bao nhiêu tuổi mọc răng khôn để có thể theo dõi quá trình mọc răng và có những biện pháp kịp thời nếu có biến chứng xảy ra. Có trường hợp răng khôn mọc sớm nhưng cũng có trường hợp răng khôn mọc rất muộn. 

>>Xem thêm: răng lấy tủy có nên bọc lại

Tại sao răng khôn mọc muộn?
Tại sao răng khôn mọc muộn? 

Tại sao răng khôn mọc muộn? 


Răng khôn mọc muộn là tình trạng răng mọc chậm hơn so với độ tuổi chung của nhiều người, thông thường là từ 17-25 tuổi, tuy nhiên trong một số trường hợp răng có thể mọc muôn hoặc sớm hơn. Vậy, tại sao răng khôn mọc muộn? 

Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do các yếu tố: 

- Thể trạng và cơ địa: nếu bạn có sức khỏe không tốt, thể chất yếu hơn so với người bình thường hoặc khi sinh mắc phải các bệnh lý bẩm sinh khiến răng khôn mọc muộn. 

- Chế độ ăn uống: ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của mỗi người, nếu bạn ăn và uống không đủ chất sẽ khiến xương hàm và răng phát triển chậm, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng khôn, vì thế răng có thể mọc trễ hơn. Thông tin tham khảo bọc sứ răng cửa giá bao nhiêu từ nha khoa. 

- Tình trạng thay răng lúc nhỏ: nếu quá trình thay răng lúc nhỏ bạn gặp vấn đề khiến việc mọc răng số 6 và số 7 bị ảnh hưởng, răng bị xô lệch, chen chúc có thể ảnh hưởng đến chân răng khôn làm cho răng mọc muộn. 

- Chân răng bị lệch, mọc ngầm: nếu chân răng khôn bị lệch hoặc nằm sâu trong xương ổ răng có thể khiến quá trình mọc răng khôn bị tác động, thông thường sẽ mọc chậm hơn và sẽ gây ra những ảnh hưởng phức tạp. 


Nên làm gì khi răng khôn mọc muộn? 

Khi đã xác định tại sao răng khôn mọc muộn thì việc tìm cách giải quyết là điều cần thiết. Thực tế, nếu đã đến độ tuổi mọc răng khôn nhưng chưa thấy răng mọc thì bạn không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần theo dõi kỹ tình trạng của nướu răng và chăm sóc răng miệng cẩn thận để đảm bảo răng khỏe mạnh. 

Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo răng khôn không xảy ra vấn đề gì trong quá trình mọc làm răng mọc chậm, bạn có thể đến nha khoa để chụp phim X-quang quanh răng và nhờ bác sĩ tư vấn: 

- Nếu chân răng bình thường, không bị lệch hay mọc ngầm bên dưới, bác sĩ sẽ không cần can thiệp gì thêm mà nên đợi răng mọc hoàn toàn xem có vấn đề gì xảy ra hay không. 

- Trường hợp răng khôn mọc muộn và khi chụp X-quang cho thấy chân răng bị lệch hoặc nằm sâu trong xương ổ răng, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ theo dõi và chỉ định nhổ răng khi đến thời điểm thích hợp. 

Nhổ răng khôn là chỉ định rất phổ biến trong điều trị răng khôn, tuy nhiên, chỉ nên nhổ răng trong trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm, làm trùm lợi, gây đau nhức dai dẳng, làm hư hại răng số 7…Nếu răng mọc thẳng và chỉ gây đau nhức trong một thời gian ngắn thì không nhất thiết phải nhổ răng. 

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về vấn đề tại sao răng khôn mọc muộn. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Bài viết được trích nguồn tại: https://ttsuckhoemoingay.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top