Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi, có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài kim loại cao cấp nhưng các mắc cài được gắn vào mặt trong thân răng, tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin khi giao tiếp. Thông tin bọc răng sứ có phải lấy tủy không mọi người nên tìm hiểu.

Niềng răng mặt trong là gì?

Đây là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài, các khí cụ nha khoa kèm theo để  tác động lực từ mặt răng bên trong. Mục đích của phương pháp này là nhằm nắn chỉnh răng về đúng vị trí như mình mong muốn trên cung hàm. Theo đó, phương pháp này cố tình “giấu” những mắc cài vào bên mặt trong thân răng, tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin hơn khi giao tiếp ngay cả trong quá trình đeo niềng.

Để thực hiện niềng răng mặt trong, bác sĩ phải thực hiện khám, tư vấn bệnh nhân và đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể. Căn cứ vào tình trạng răng miệng của mỗi người mà thiết kế và sản xuất loại mắc cài phù hợp, mang lại tính chính xác cũng như hiệu quả cao khi điều trị chỉnh nha.

Vì niềng răng mặt trong thường có phần khó và phức tạp hơn so với phương pháp niềng răng mặt ngoài. Vì vậy, yêu cầu tay nghề bác sĩ thực hiện phải cao, có nhiều năm thực hiện kỹ thuật niềng răng, có khả năng nắm bắt và xử lý được mọi sự cố nếu xảy ra. Đồng thời, kỹ thuật niềng răng sứ thẩm mỹ cũng phải tốt, hiện đại thì mới có thể đem đến một kết quả tốt và quá trình điều trị thuận lợi.
Niềng răng mặt trong là gì?


Quy trình niềng răng mặt trong

Cũng như mọi phương pháp chỉnh nha tại trung tâm nha khoa uy tín, niềng răng mặt trong được áp dụng với quy trình chuẩn, bao gồm các giai đoạn như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Thực hiện thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng của người bệnh. Giải thích và tư vấn cho họ phương án điều trị tối ưu, mang lại hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân lựa chọn loại khí cụ phù hợp với khả năng và tính chất công việc, giao tiếp, sinh hoạt. Thường người làm các công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều thường chọn niềng răng mặt trong.

Bước 2: Chụp phim và lấy dấu hàm

Tiến hành lấy mẫu răng của người bệnh. Chụp ảnh lưu lại hình ảnh răng của bạn trước khi điều trị, sau đó chụp phim kiểm tra cấu tạo khung hàm, mật độ, chiều cao xương hàm, xác định tình trạng răng cụ thể trước khi thực hiện.

- Lên phác đồ điều trị: Dựa vào phim chụp, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết và lên kế hoạch cùng thời gian điều trị phù hợp.

- Lấy dấu răng: Lấy mẫu răng toàn hàm bằng thạch cao và tạo ra các khung hàm giả giúp cho việc gắn mắc cài về sau được chính xác. 

Bước 3: Gắn mắc cài

- Sau khi vệ sinh sạch khoang miệng, tiến hành gắn mắc cài vào mặt trong răng của người bệnh, lắp dây cung và đeo chun định hình tạo lực kéo.

- Theo dõi chỉnh nha: Cứ 2 tuần, sau khi xương hàm có đủ thời gian để tái tạo, bệnh nhân phải tái khám nhằm kiểm tra độ dịch chuyển răng và thay dây chun định hình và dây cung để tăng lực kéo.

Hiện nay, tại nha khoa áp dụng nhiều loại hình chỉnh nha phù hợp với tình trạng sức khỏe, nhu cầu sử dụng của mọi khách hàng. Bạn có thể trực tiếp đến đây để được bác sĩ tư vấn và lựa chọn phương pháp chỉnh nha hiệu quả nhất.

Bài viết được trích nguồn từ: https://ttsuckhoechomoinha.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: Ngavvt
 
Top