Xin cho tôi hỏi bọc răng sứ có ảnh hưởng gì không? Hàm răng của tôi bị móm đã lâu, điều này khiến tôi gặp nhiều vấn đề về ăn uống và giao tiếp. Nay bạn bè khuyên tôi nên đi bọc răng sứ để chữa móm. Nhưng tôi đang phân vân vì sợ không mang lại hiệu quả điều trị cao. Mong bác sĩ tư vấn giúp!

Móm là gì? Bị móm có bọc răng sứ được không?

Món là một trong những khiếm khuyết hàm mặt dễ thấy, thường biểu hiện rõ nhất khi người đã ở tuổi trưởng thành. Người bị móm thường gặp khó khăn trong việc ăn nhai do hai hàm cách xa nhau, kèm theo phát âm không chuẩn xác. Mặt khác, móm hàm còn khiến cho người mắc phải bị tự ti vì diện mạo kém duyên dáng trong giao tiếp.

Nguyên nhân gây nên tình trạng móm chính là do dương hàm phát triển không đồng nhất. Xương hàm dưới có xu hướng dài hơn xương hàm trên, khiến phần cằm đưa về phía trước, hàm trên không bao bọc hàm dưới. Một số người móm nặng sẽ bị lệch cả trục hàm, hoặc kèm theo răng mọc lộn xộn.


Bị móm có bọc răng sứ được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu xét về nha khoa, để bọc răng sứ diễn ra trôi chảy bạn cần có một hàm răng đều đặn. Lúc này bọc răng sứ mới phát huy hết khả năng thẩm mỹ. Bọc răng sứ không có khả năng điều trị móm.

Do đó, dể được điều trị tốt nhất thì người bệnh nên nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, sau đó chiếu chụp phim hàm để xác định rõ nguyên nhân gây móm. Nếu như muốn điều trị móm thì phải biết nguyên nhân, sau đó khắc phục triệt để. Người mắc móm hàm do xương không thể dùng bất kì can thiệp nha khoa nào, dù là bọc răng sứ hay niềng răng mà có thể điều trị được.

Để tránh lãnh phí một khoản tiền khá lớn cho việc bọc răng sứ, nhưng lại không mang đến hiệu quả thẩm mỹ. Những trường hợp bị móm cần xem xét kỹ các vấn đề nói trên.

Phương pháp trị móm hiệu quả

Để điều trị dứt điểm tình trạng móm hàm do xương, bắt buộc bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật cắt xương hàm móm. Việc làm này nhằm mục đích làm khít khớp cắn, chỉnh hình khung xương hàm và cân bằng lại khuôn hàm lệch lạc.

Phẫu thuật xương hàm móm được tiến hành với 2 kỹ thuật:  BSSO và Lefort I. Thông qua hệ thống máy cắt xương chuyên dụng, từ đường  mổ tại vị trí răng số 4. Bác sĩ sẽ bóc tách và chỉnh hình xương hàm, cắt trượt đẩy lùi xương làm khít khớp cắn.


Phẫu thuật sẽ hoàn thiện chức năng ăn nhai của hàm và cả tính thẩm mỹ cho gương mặt. Trong một số trường hợp người bị móm hàm kèm theo răng mọc lộn xộn, bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng chỉnh nha trước khi phẫu thuật hàm móm.
 
Top