Hàm duy trì là khí cụ không thể thiếu sau khi đã tháo mắc cài niềng răng. Dụng cụ này có nhiệm vụ bảo tồn những giá trị mà mắc cài đã tạo ra qua một quá trình dài trước đó. Sự hiểu biết khái quát về các loại hàm duy trì sau niềng răng sẽ rất hữu ích khi bạn bàn bạc cùng với bác sĩ để xác định loại hàm tốt nhất cho mình. Nhưng chi phí cấy ghép răng implant bao nhiêu tiền?

Các loại hàm duy trì sau niềng răng
Hàm duy trì sau niềng răng có nhiều loại và tùy từng trường hợp mà bạn sẽ được đeo một loại hàm nhất định. Do đặc tính của hàm duy trì khác nhau và có những chức năng chuyên sâu nên người niềng răng đôi khi không hiểu hết được. Do đó, sử dụng loại hàm duy trì nào chủ yếu do bác sĩ nha khoa tư vấn và chỉ định.

Các loại hàm duy trì sau niềng răng là gì?
Hàm duy trì sau niềng răng

Trong niềng răng chỉnh nha có các loại hàm duy trì sau niềng răng cơ bản như sau:

– Hàm duy trì tháo lắp: Phổ biến nhất của hàm duy trì tháo lắp là khí cụ Hawley. Hawley chủ yếu gồm móc trên răng cối và cung môi (có cung bù trừ) năm phía ngoài chạy từ răng nanh bên này sang răng nanh bên kia trên cùng một hàm, nền nhựa phủ niêm mạc khẩu cái. Nhờ cấu tạo này mà hàm Hawley có thể tạo nên mặt phẳng cắn chuẩn, giúp kiểm soát được độ cắn phủ tốt. Tuy nhiên, cấu tạo kiểu này lại có thể gây ra khe hở giữa răng nanh với răng cối nhỏ. Trong trường hợp niềng răng trước đó có nhổ răng cối nhỏ thì hàm Hawley sẽ được biến thể sang kiểu hàm có cung môi được hàn với thanh ngang của móc Adams nhờ đó mà không gây tái phát khe hở ở vùng nhổ răng. Hàm Hawley có thể mang ở hàm trên hoặc hàm dưới đều được song ở hàm trên vẫn thuận lợi hơn. Ngoài ra còn có thể dùng hàm duy trì với 2 nền nhựa ôm mặt ngoài và trong các răng để giữ chặt từng vị trí răng. Song đeo loại hàm này không được thoải mái như Hawley và cũng không kiểm soát được độ cắn phủ.

– Hàm duy trì cố định: Loại hàm này được sử dụng trong trường hợp duy trì vị trí răng cửa dưới trong thời kỳ tăng trưởng, duy trì trường hợp đóng khe hở hoặc trường hợp cần duy trì kéo dài. Hàm duy trì được gắn cố định vào mặt trong các răng hoặc hàn vào khâu gắn trên răng nanh nên vẫn gọi là thanh lưỡi. Thanh lưỡi thường được chế tạo bằng dây thép không gỉ khoảng 0,030 inch (hoặc nhỏ hơn 0,0175 inch) có hai đầu tận cùng được thổi cát để tăng độ dính trên răng.

Tác dụng và thời gian đeo các loại hàm duy trì sau niềng răng
Hàm duy trì có vai trò quan trọng là duy trì sự ổn định cho cung răng và xương hàm sau khi di chuyển và sắp xếp về vị trí mới sau một thời gian mang mắc cài. Không có hàm duy trì thì hiệu quả sắp xếp răng mà mắc cài đã tạo ra trước đó sẽ không thể bảo tồn được và khả năng răng bị xô lệch do ăn nhai là chắc chắn.

Thời gian đeo hàm duy trì cũng gần tương đương với thời gian bạn đeo mắc cài. Nếu nền răng của bạn tốt và có sự thích nghi cao thì chỉ mất khoảng trên dưới 1 năm để mang hàm duy trì. Nhưng nếu nền răng kém hơn thì có thể phải mang hàm duy trì khoảng 2 -3 năm. Một số ít trường hợp nền răng quá yếu hoặc mất khả năng thích nghi sẽ bắt buộc phải đẹo hàm duy trì vĩnh viễn.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH
 
Top