Sẽ là thiếu sót nếu bạn cho rằng niềng răng chỉ để giúp làm răng đều đặn. Những lợi ích của việc niềng răng trong thực tế không chỉ có vậy. Nếu bạn đã từng niềng răng, hẳn bạn sẽ hiểu hơn ai hết điều này. Và nếu hàm răng của bạn đang bị khấp khểnh sai lệch mà còn băn khoăn niềng răng ở đâu tốt hãy khám phá ngay dưới đây!

Chỉnh răng mọc lệch bằng cách nào?

Có những vấn đề mà bạn cần lưu ý đến các kỹ thuật này để lựa chọn chính xác nhất bao gồm:

- Mài răng mọc lệch nghĩa là phải chấp nhận mài bỏ bớt men răng. Đây là thao tác xâm lấn răng nên cần cân nhắc kỹ chi chọn lựa. Phương pháp này cũng chỉ hiệu quả khi mức độ vênh lệch của răng rất nhỏ.


- Bọc sứ cho răng mọc lệch là kỹ thuật dựa trên sự tạo hình lại thân răng thật bằng một thân răng sứ để chỉnh lại thế răng cho hết vênh lệch. Vì thế, khi điều trị, bệnh nhân sẽ phải mài cùi răng thật rất nhỏ. Đây cũng là sự xâm lấn răng không được khuyến khích nên phải thận trọng khi quyết định. Cũng bởi vì vậy mà bọc sứ chỉ áp dụng khi có 1 – 2 răng lệch và chỉ lệch ở mức độ nhất định, không quá nặng.

- Niềng răng là kỹ thuật chỉnh răng lệch dựa trên cơ chế xoay chuyển lại thế và phương răng để răng hết vênh lệch. Khi điều trị, răng chỉ phải chịu lực kéo mà không cần mài răng. Do đó, niềng răng cho hiệu quả với nhiều răng đồng thời mà không có ảnh hưởng gì. Chỉ có vấn đề thời gian là cản trở lớn vì điều chỉnh lâu mới hoàn tất được.

Phòng ngừa bệnh lý cũng là lợi ích của việc niềng răng

Nghe có vẻ như không liên quan nhưng thực tế lại đúng là như vậy. Theo số liệu thống kê qua rất nhiều ca điều trị bệnh lý trên thế giới, những người có hàm răng sai lệch, khấp khểnh lại có tỷ lệ bị sâu răng và viêm nướu lại cao hơn hẳn dù chăm sóc răng miệng rất kỹ.


Đây là điều dễ hiểu nhưng không phải ai cũng ngờ tới được những lợi ích niềng răng quan trọng này. Khi các răng kênh khểnh, thò thụt thì giữa chúng thường có những kẽ răng khuất mà thức ăn dễ giắt nhét vào mà lại rất khó làm sạch. Cặn thức ăn bám đọng nhiều hơn.

Chính điều này đã gây ra tình trạng cao răng nặng rồi dẫn đến sâu răng, viêm nướu,… Những điều này thường ít gặp hơn đối với những người có hàm răng đều đặn và thẳng hàng thẳng lối.

Doanbtv
 
Top