Hàm duy trì là gì? bọc răng sứ cho răng hô? Hàm duy trì sau khi niềng răng là khí cụ rất quan trọng giúp ổn định hàm răng vững chắc của bạn sau khi niềng răng. Khi vừa tháo niềng, răng vẫn chưa ổn định nên sẽ dễ bị các tác động khi cắn nhai xô lệch về vị trí cũ. Hàm duy trì là “bảo bối” cần thiết cho bạn khi vừa tháo khí cụ chỉnh nha niềng răng.
Niềng răng xong có phải đeo hàm duy trì không? |
Hàm duy trì là gì?
Hàm duy trì sau Chỉnh nha là một loại khí cụ nha khoa được sử dụng để giữ các răng ổn định ở vị trí mới. Hàm duy trì thường có 2 dạng: cố định và tháo lắp. Nhiều bệnh nhân sau khi tháo mắc cài vì quá nóng vội muốn có ngay hàm răng đã chủ quan bỏ qua bước đeo hàm duy trì sau khi Chỉnh nha, dẫn đến hàm răng bị xô lệch, thậm chí quay về lại vị trí cũ trước đây.
Niềng răng xong có phải đeo hàm duy trì không?
Chỉnh nha là phương pháp sử dụng rất nhiều loại khí cụ như mắc cài, dây cung, thun… nhằm tạo ra lực co kéo răng về vị trí thích hợp. Thời gian để đạt được hiệu quả mong muốn là khoảng 1 – 3 năm tùy từng trường hợp. Đặc biệt là sau khi tháo bỏ khí cụ chỉnh nha xong, bạn bắt buộc phải đeo một hàm để ổn định và duy trì kết quả sau khi Nắn Chỉnh.
Do thời điểm này áp lực mô mềm trong quá trình chỉnh nha đồng thời xương và răng cũng chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này, khiến răng có thể có xu hướng về lại vị trí ban đầu. Nhiệm vụ của hàm duy trì là cố định giữ các răng ổn định ở nguyên vị trị mới cho đến khi xương, răng và nướu răng đã thích nghi và phát triển phù hợp với sự thay đổi của hàm răng. Tương tự như các phương pháp chỉnh hình nha khoa khác, chỉnh nha cũng yêu cầu phải có sự chăm sóc sau điều trị để hiệu quả được duy trì lâu dài.
Các loại hàm duy trì sau niềng răng
Hàm duy trì tháo lắp
Loại hàm duy trì này được sử dụng khá phổ biến, nhất là khí cụ Hawley gồm cung môi nằm bên ngoài nối răng nanh bên này và răng nanh bên kia của cùng một hàm, móc trên răng cối và nền nhựa phủ niêm mạc. Nhờ đó loại hàm duy trì này giúp tạo mặt phẳng cắn chuẩn, ăn nhai thuận lợi, dễ dàng.
Tuy nhiên giữa răng nanh với răng cối có thể sẽ gây ra khe hở nên hàm phải được biến thể, hàn thanh ngang của móc Adams với cung môi để khắc phục khe hở đó.
Ngoài hàm Hawley, bạn còn có thể dùng hàm duy trì cơ bản với hai nền nhựa ôm hai mặt trong và ngoài răng, giữ răng ổn định. Tuy nhiên loại hàm này sẽ gây khó chịu hơn, ăn nhai không thuận lợi.
Hàm duy trì cố định
Bác sỹ sẽ chỉ định loại hàm này cho các trường hợp duy trì răng cửa hàm dưới đang tăng trưởng, duy trì đóng khe hở… Hàm sẽ được gắn vào mặt trong của răng hoặc hàn vào khâu gắn trên răng nanh hay còn gọi là thanh lưỡi.
Một số nguyên tắc cần chú ý khi đeo hàm duy trì
Trong giai đoạn đầu khi mới đeo hàm duy trì, bệnh nhân phải đeo thường xuyên 24/24h bởi lúc này răng và xương hàm đang còn rất yếu, rất dễ xê dịch bởi tác động bên ngoài. Việc đeo hàm 24/24h sẽ phải duy trì trong khoảng 3 – 4 tuần đầu tùy vào tốc độ ổn định răng của bạn.
Đối với hàm duy trì cố định, hàm đã được gắn chắc lên răng để hạn chế bong rơi nên việc tháo lắp sẽ do bác sỹ thực hiện. Còn với hàm duy trì tháo lắp hay hàm duy trì trong suốt sẽ dễ dàng tháo lắp hơn nên có thể thực hiện tại nhà theo hướng dẫn của bác sỹ. Nhưng cũng vì vậy bạn cần đặc biệt lưu ý đeo hàm đủ thời gian quy định trong một ngày, nhất là giai đoạn đầu.
Cũng giống như việc vệ sinh mắc cài, vệ sinh hàm duy trì cần phải được lưu ý bằng cách chải răng sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Đồng thời tiếp tục duy trì chế độ ăn uống như thời gian đeo mắc cài, không ăn các món quá nóng hay quá lạnh, thức ăn dẻo, dai và cứng…
Giai đoạn đeo hàm duy trì vẫn có những biến đổi nhất định, do đó việc tái khám là vô cùng quan trọng. Bác sỹ sẽ đánh giá mức độ ổn định của răng cũng như xương hàm, nhận thấy những phát sinh để điều chỉnh kịp thời.
Bài viết được trích nguồn tại: https://niengrangkhongmaccaisaigon.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT