Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường là xuất hiện một mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống. Nhiệt miệng ăn uống gì? điều trị niềng răng hô như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


Nhiệt miệng ăn uống gì?
Nhiệt miệng khiến bạn khó chịu


Nhiệt miệng là gì?

Là những tổn thương hở và nông, phát triển ở trên niêm mạc miệng hoặc tại nướu răng mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: nhiễm trùng, suy giảm hệ thống miễn dịch, chế độ dinh dưỡng kém, chân thương do niềng răng và các phương pháp thẩm mỹ răng gây ra.


Nên ăn gì khi bị nhiệt miệng?

Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu, chính vì thế một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình tự chữa lành vết thương nhanh chóng. Vậy, nhiệt miệng nên ăn uống gì? niềng răng chỉnh hô có đau không?


Các thực phẩm nhiều vitamin

Thiếu vitamin là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiệt miệng, ngoài ra nó còn dẫn đến các bệnh nguy hiểm như thiếu máu, mệt mỏi, chảy máu chân răng,...Vì thế, để hạn chế và chữa lành vết thương, bạn nên bổ sung vào thực đơn của mình những thực phẩm giàu vitamin như trứng, sữa đậu nành, thịt gia cầm, ngũ cốc,...


Sử dụng nhiều thực phẩm chứa chất sắt

Sắt không chỉ có tác dụng chữa vết loét trong miệng mà còn giúp tăng cường sức khỏe của xương và cơ. Để giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh, nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất sắt.

Những thực phẩm như: các loại hải sản, các loại hạt(hạnh nhân, bí đỏ,...), các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ,...), thịt bò, thịt cừu,...chứa rất nhiều chất sắt mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày cuả mình.


Thực phẩm chứa nhiều axit folic

Vì nhiệt miệng, viêm loét xảy ra khá thường xuyên nên để ngăn ngừa hãy bổ sung những thực phẩm chứa axit folic vào thực đơn ăn uống của bạn. Các loại thực phẩm chứa axit folic như: rau màu xanh đậm, măng tây, sữa hoặc các chế phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, ngũ cốc,...giúp tình trạng nhiệt miệng ít xuất hiện hơn.


Trái cây tươi

Là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, ngoài chữa được nhiệt miệng, trái cây tươi còn có thể chống lại các vi khuẩn gây hại từ môi trường tấn công cơ thể. Nhờ vậy, răng miệng và các tổ chức xung quanh răng luông được bảo vệ và khỏe mạnh.


Những thực phẩm không nên ăn khi nhiệt miệng

Bên cạnh những loại thực phẩm nhiệt miệng nên ăn uống gì thì bạn cũng nên tránh các thực phẩm sau đây, chúng không chỉ không điều trị được bệnh mà còn khiến cho bệnh trở nên nặng hơn và lâu lành:

- Thực phẩm quá nóng: thức ăn, đồ uống có nhiệt độ quá nóng sẽ dễ làm bỏng miệng, vì thể, những tổn thương ở niêm mạc miệng cũng như nướu răng sẽ trở nên nghiêm trọng và lâu lành hơn, thậm chí có thể làm nhiễm trùng. 

- Thức ăn chứa nhiều muối: các loại hạt, hoa quả sấy khô hoặc thức ăn chứa nhiều muối là nguyên nhân hàng đầu gây ra lở loét miệng, khiến cơn đau kéo dài. Vì thế, khi bị nhiệt miệng, nên tránh xa những loại thực phẩm này.

- Thức ăn quá cay: vị cay cuả ớt, tiêu, tương ớt,...đều làm cho vết thương nghiêm trọng, lây lan nhiều hơn. Hạn chế hoặc không dùng đến những thực phẩm cay tỏng thời gian nhiệt miệng là cách tốt nhất để bảo vệ vết thương mau lành.

- Không uống đồ uống có cồn, cafein để hạn chế vết lở loét lây lan rộng sang các khu vực khác. Thay vào đó hãy uống nước ấm để giảm đau.

Ngoài ra, nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng, một khi loại bỏ được vi khuẩn trong khoang miệng thì vết thương sẽ mau lành hơn, ngăn chặn được sự phát triển và biến chứng nguy hại khác có thể xảy ra. Hi vọng những gì chúng tôi chia sẻ về nhiệt miệng nên ăn uống gì ở trên đã giúp cho bạn có được kiến thức bổ ích nhất.

Bài viết được trích nguồn tại: https://malumxinh.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top