Niềng răng cho người lớn tuổi ngoài tác dụng cải thiện thẩm mỹ, còn giúp khôi phục chức năng của hàm răng, hạn chế các bệnh lý như rối loạn khớp thái dương hàm hoặc viêm nha chu. Cùng tìm hiểu về phương pháp này cũng như tìm hiểu niềng răng thưa giá bao nhiêu trong bài sau.
Niềng răng người lớn |
Thời gian thực hiện
Thông thường, niềng răng sẽ được chỉ định cho các trường hợp móm, hô, khấp khểnh, thưa… Và thời gian tốt nhất để niềng răng là khoảng 14 – 16 tuổi bởi vì lúc này, xương hàm vẫn đang dần phát triển, hoàn thiện và ổn định, xương chưa cứng nhưng cũng không quá mềm, dễ dàng cho việc uốn nắn và dịch chuyển về vị trí mong muốn.
Mặc dù vậy nhưng lợi thế của niềng răng người lớn cũng không phải là không có, trong đó, ưu điểm lớn nhất của phương pháp này cũng xuất hiện từ chính nhược điểm của nó, răng đã ổn định. Khi răng ổn định, điều đó cũng có nghĩa là quá trình niềng răng có thể diễn ra liền mạch cho đến khi kết thúc.
Sau giai đoạn niềng răng, người bệnh sẽ không cần phải đeo hàm duy trì như đối với trẻ em hoặc thời gian đeo hàm duy trì cũng sẽ rút ngắn đi đáng kể. Sở dĩ như vậy là bởi vì, đối với niềng răng người lớn, khi răng đã về vị trí ổn định rồi thì sẽ rất khó bị dịch chuyển xô lệch như hàm răng chưa phát triển hết ở trẻ em.
>> Thông tin nha khoa liên quan: răng khôn là gì
Tính thẩm mỹ khi niềng răng
Ở trẻ em, niềng răng không được chú trọng nhiều về tính thẩm mỹ, thường chỉ là một cái mắc cài tháo lắp hoặc mắc cài cố định bằng kim loại. Tuy nhiên, với người lớn, tính thẩm mỹ lại được quan tâm nhiều hơn. Thấu hiểu mối quan tâm này, các chuyên gia nha khoa đã nghiên cứu và cho ra đời hàng loạt các loại khí cụ chỉnh nha làm bằng sứ, pha lê, mắc cài mặt trong hay khay niềng trong suốt. Mỗi loại dụng cụ sẽ có những ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của mỗi người.
- Mắc cài sứ, pha lê: Tương tự như mắc cài kim loại, chỉ khác về chất liệu là được làm bằng sứ hoặc pha lê, dây chun vẫn được sử dụng để tạo lực kéo các răng về đúng vị trí. Mặc dù có tính thẩm mỹ cao hơn kim loại nhưng độ dày của mắc cài sứ/pha lê lại lớn hơn nên có thể gây cảm giác cộm và khó chịu ban đầu cho người sử dụng.
- Mắc cài mặt trong hay còn gọi là mắc cài mặt lưỡi: Đây là loại mắc cài thay vì được lắp ra bên ngoài thì sẽ được gắn ở mặt trong của răng, như vậy người ngoài sẽ không thể phát hiện ra là bạn đang niềng răng. Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn so với găn mặt ngoài và để đạt được hiệu quả tương đương thì cần nhiều thời gian hơn.
- Niềng răng khay trong suốt: Khay niềng được thiết kế riêng cho từng người và để hoàn tất quy trình thì người bệnh sẽ phải thay từ 20 – 40 khay với kích cỡ khác nhau tùy từng trường hợp. Phương pháp này mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất vì có chất liệu trong suốt, không ai có thể phát hiện ra là bạn đang đeo dụng cụ chỉnh nha.
Bài viết được trích nguồn tại: https://catcanhmuihanquoc.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT