Có nên lấy cao răng không? Cao răng khi tồn tại quá lâu trên răng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho răng miệng. Việc loại bỏ cao răng là chỉ định của hầu hết các bác sĩ nha khoa để ngăn chặn và phòng ngừa được bệnh lý viêm lợi, viêm quanh răng, tụt lợi,... Tham khảo thông tin niềng răng có làm răng yếu đi từ trung tâm nha khoa uy tín.

Có nên lấy cao răng không?

Chỉ khi biết được những nguy hiểm mà cao răng gây ra thì mới có câu trả lời chính xác cho thắc mắc có nên lấy cao răng không. Khi cao răng không được lấy định kỳ, vi khuẩn sẽ phát triển ngày càng nhiều gây ra các tác hại như:

- Hôi miệng: Cao răng là nguyên nhân chính gây hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Thông thường, mùi hôi miệng có thể nặng hoặc nhẹ phụ thuộc vào mức độ cao răng nhiều hay ít.

Giải thích có nên lấy cao răng và khi nào nên lấy-1
Tác hại của vôi răng
- Gây ra các bệnh về niêm mạc miệng: Vi khuẩn trong mảng cao răng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các bệnh ở niêm mạc miệng (lở miệng), bệnh về tim mạch, bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm họng)…

- Tiêu xương răng: Khi cao răng quá nhiều ở thân răng và dưới nướu sẽ gây độc tố cho răng, dẫn đến phản ứng viêm. Từ phản ứng này, có thể gây tiêu xương ở răng, làm lợi mất chỗ bám, khiến răng ngày càng dài ra. Lâu dần, răng bắt đầu lung lua và quá trình tiêu xương diễn ra nhanh hơn.

- Bệnh về nướu: Có nên lấy cao răng không còn được khẳng định rõ ràng khi bệnh lý này phát triển. Các bệnh về nướu hay nha chu liên quan đến các tổ chức quanh răng, gây ra do vi khuẩn quanh răng. Vi khuẩn phát sinh trên cao răng xâm nhập vào tổ chức xung quanh răng, đẫn đến viêm nhiễm, làm mất đi sự liên kết giữa nướu và chân răng, gây sưng viêm, đau nhức dữ dội.

Các cách lấy cao răng an toàn

Để hạn chế những tác hại mà cao răng gây ra, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện lấy cao răng định kỳ. 

Cách lấy cao răng tại nhà

- Dầu dừa: Bạn thực hiện ngậm một ngụm dầu dừa vào mỗi sáng, trước khi đánh răng. Ngậm khoảng 3 – 5 phút, thực hiện xúc qua lại để dầu dừa tác động đến mọi ngõ ngách và làm sạch khoang miệng hiệu quả. Sau đó nhổ dầu dừa ra ngoài và chải răng như bình thường với kem đánh răng.

- Vỏ chuối: Lật mặt phía bên trong của vỏ chuối và chà sát vào thân răng, đặc biệt những vị trí có nhiều cao răng. Cách này có thể loại bỏ được mảng bám trên răng, giúp màu răng trắng sáng hơn mà không còn lo lắng có nên lấy cao răng không nữa.

- Đường nâu: Bạn ngậm một thìa đường nâu trong miệng, hãy cố gắng đừng để đường nâu tan nhanh. Nước bọt ở khoang miệng kết hợp với đường nâu sẽ giúp đánh bật mảng bám cao răng ra ngoài nhanh chóng. Sau đó hãy xúc miệng lại thật sạch với nước để tránh sâu răng.

Giải thích có nên lấy cao răng và khi nào nên lấy-2
Lấy cao răng bằng công nghệ siêu âm
Lấy cao răng tại nha khoa

Các cách lấy cao răng tại nhà chỉ có tác dụng nếu tình trạng cao răng mới bám và chưa nhiều. Đối với cao răng quá dày, các cách này không có hiệu quả, bạn cần đến nha khoa để khám và thực hiện lấy cao răng bằng máy siêu âm hiện đại. 

Hiện nay, kỹ thuật lấy cao răng rất tiên tiến, làm sạch mảng bám và không xâm lấn đến nướu, hạn chế được thời gian tái bám của cao răng. Là công nghệ được các chuyên gian hàng đầu khuyên dùng. Hãy nhanh chóng đến nha khoa uy tín, lấy cao răng an toàn, ngăn chặn được các biến chứng của bệnh lý.

Ngavvt  
 
Top