Bà bầu bị chảy máu chân răng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể tự khỏi, không cần tác động nhiều hoặc cũng có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé nếu không điều trị kịp thời. 

*** Tham khảo thông tin cạo vôi răng có tác dụng gì từ nha khoa

Chảy máu chân răng khi mang thai do đâu?

Mang thai là thời kì cơ thể người phụ nữ có rất nhiều sự biến động và chuyển đổi nhằm tạo điều kiện cho bào thai phát triển một cách tốt nhất. Chảy máu răng chân răng ở phụ nữ khi mang thai ban đầu sẽ không gây nhiều nguy hiểm nhưng nếu để lâu không tìm cách khắc phục, không chỉ đau đớn mà bà bầu còn mắc phải một số bệnh nha chu nguy hiểm như viêm lợi, lung lay răng hoặc bị cao răng bám dày. Chảy máu chân răng khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Chảy máu chân răng khi mang thai do đâu?

 – Chảy máu chân răng khi mang thai do sự thay đổi của hormon trong cơ thể: Sự thay đổi này làm cho nướu nhạy cảm hơn với vi khuẩn, các mạch máu trong khoang miệng phình to hơn bình thường và dễ bị tổn thương khi tác động.

– Do bà bầu bị mắc các bệnh lý như: viêm nướu, viêm nha chu dẫn đến chảy máu chân răng.

 – Do vệ sinh răng miệng không đúng cách: Răng nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo nên các mảng bám, đây là nơi trú ngụ của vi khuẩn, các mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành cao răng và gây chảy máu khi đánh răng. Chi phí niềng răng bao nhiêu tiền?


Chảy máu chân răng ở phụ nữ khi mang thai có hại không?

Thực tế, chưa có minh chứng hay nghiên cứu khoa học nào bàn về mối liên quan giữa bệnh viêm nướu, chảy máu chân răng với sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc tác động phẫu thuật sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến em bé. Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan mà hãy thực hiện một số biện pháp sau đây.

Tiến hành lấy cao răng bằng phương pháp siêu âm tần số cao. Với kỹ thuật này, các mảng bám chứa xác vi khuẩn và các muối khoáng đã hóa vôi sẽ được loại bỏ tối ưu. Tuy nhiên thủ thuật này chỉ nên tiến hành khi bào thai đã được 4-7 tháng.

Chú ý hơn vào chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày: dùng nước súc miệng chuyên dụng và chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn; đánh răng bằng bàn chải lông mêm có kích thước đầu nhỏ, hạn chế ăn thức ăn cứng, cay nóng hoặc có mùi hôi.

Tăng cường thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C và canxi để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể cả mẹ và bé, góp phần giúp răng khỏe mạnh và ngăn chăn được tình trạng chảy máu chân răng.

Bệnh chảy máu chân răng ở phụ nữ mang thai sẽ gây ra sự mệt mỏi và rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc để điều trị vì rất có thể các thành phần lạ sẽ thiếu an toàn cho em bé. Dù bị chảy máu chân răng khi mang thai ở mức độ nặng hay nhẹ, tốt nhất các các bà bầu nên điều trị sớm, tránh làm cho bệnh nghiệm trọng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết được trích nguồn từ: http://gianiengrang.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt
 
Top